1 công trình xây dựng được ốp đá sẽ bị những vết ố bẩn làm xuống cấp, mất đi giá trị thẩm mỹ nếu như gia chủ không biết cách xử lý chúng nhất là các hạng mục đòi hỏi nhiều công năng như phòng tắm. Những phương pháp tẩy ố phòng tắm sau đây sẽ giúp mặt đá của bạn đẹp và hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp làm sạch cho phòng tắm khác nhau phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng như đá cẩm thạch, granite hay đá nhân tạo… Đó là lý do vì sao các gia chủ cần phải có những kiến thức cơ bản về làm sạch mặt đá để dễ dàng hơn cho việc bảo trì chúng sau 1 thời gian sử dụng.
1. Nguyên nhân gây ra các vết ố vàng trên đá ốp phòng tắm sau 1 thời gian sử dụng
Đá tự nhiên như cẩm thạch, granite hay nhân tạo đều có độ bền cao, căn bản rất cứng, tuy nhiên trên bề mặt đá vẫn có độ rỗng nhất định làm cho các dung dịch, chất bẩn có thể thẩm thấu vào và ảnh hưởng đến mặt đá.
Có 3 nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến màu đá, gây ố vàng măt đá :
- Nguyên nhân thứ nhất là do chất bẩn của các hoá chất ó trong nhà tắm như sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm, dung dịch vệ sinh … và bạn không vệ sinh lau ngay làm cho các chất bẩn này thấm xuống bề mặt đá
- Nguyên nhân thứ hai rất có thể bạn đang sử dụng một dung dịch vệ sinh bề mặt đá không phù hợp. Các dung dịch này chứa axit có độ ăn mòn cao làm cho đá bị mài mòn ngày qua ngày dụng và tới một thời điểm nhất định thì tạo điều kiện cho các chất bẩn , vết ám ố bám vào bề mặt đá gây ra hiện tượng ố vàng.
- Nguyên nhân thứ ba có thể là do những vật dụng bạn để lâu trên bề mặt đá sau một thời gian sẽ tạo ra vết ố khi bạn dọn dẹp nhấc lên sẽ quan sát thấy và đây là hiện tượng oxy mặt tiếp xúc.
2. Những cách xử lý vết ố vàng trên bề mặt đá
Việc vệ sinh bề mặt đá nhì chung rất đơn giản, hàng ngày bạn có thể dễ dàng thực hiện bằng việc dùng khăn mềm ẩm, hoặc dùng 1 số loại chất tẩy rửa ngay sau khi sử dụng. Nhưng những việc làm này sẽ không có hiệu quả đối với những vết ố vàng lâu ngày, nhất là phòng tắm là nơi thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, thuốc tẩy về lâu dài ảnh hưởng đến màu sắc đá. Sau đây là 2 cách vệ sinh đá granite, marble hay nhân tạo, bạn có thể áp dụng cho gia đình mình.
2.1 Phương pháp đánh bóng bề mặt đá
Đây là phương pháp loại bỏ vết bẩn triệt để nhất, xóa bỏ toàn bộ các vết ám ố cũng như vết xước trả lại vẻ đẹp ban đầu của đá. Tuy nhiên phương pháp này thông thường đòi hỏi gia chủ phải có máy đánh bóng đá chuyên dụng cũng như sử dung một số hóa chất đánh bóng đá mới có thể thực hiện được.
Gia chủ cũng có thể thực hiện đánh bóng bề mặt đá bằng tay nhưng sẽ tốn nhều thời gian, công sức, đặc biệt đối với phương pháp này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm khi thao tác để tránh gây mài mòn, trầy xước đá.
Trong trường hợp chất ố đã thấm sâu vào trong đá, gia chủ cần sử dụng 1 số hóa chất hút ố dành cho đá (tuy nhiên những hóa chất hút ố này chỉ dành cho đá tự nhiên không dành cho đá nhân tạo)
Vì quá trình đánh bóng xử lý bề mặt đá là một quá trình đòi hỏi kinh nghiệm, máy móc kết hợp sử dụng loại hóa chất chuyên dụng cho từng loại đá, bạn nên liên hệ các dịch vụ đánh bóng chuyên nghiệp để thực hiện.
2.2. Dùng các dung dịch lau sàn, vệ sinh bề mặt đá chuyên dụng
Đây là 1 phương pháp đơn giản, phổ biến được nhiều người lựa chọn để vệ sinh hàng ngày tránh tình trạng thẩm thấu chất bẩn gây ố mốc cho đá. Thông thường khi vết bẩn trên bề mặt đa, gia chủ nên vệ sinh ngay lập tức để ngăn ngừa việc chất bẩn thẩm thấu vào đá sẽ rất khó xử lý sau này
Lưu ý những chất tẩy rửa cho đá bạn nên chọn những loại thành phần không có axit, không kiềm để đảm bảo màu và tránh bị ăn mòn. Các loại tẩy rửa nhà bếp hay dùng như chanh, giấm hay banking soda đều không nên sử dụng trên bề mặt đá.