Phòng bếp là một trong những hạng mục đòi hỏi cao về những loại đá ốp lát, có rất nhiều loại đá có thể sử dụng làm mặt bàn bếp nhưng sẽ tuyệt vời hơn khi tìm được một loại đá vừa đảm bảo công năng lại vừa phù hợp với thiết kế tổng thể của căn bếp. Nếu bạn còn đang phân vân không biết chọn lựa loại đá nào để làm bàn bếp, thì bài viết dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về từng loại đá ốp bếp để đưa ra quyết định chọn được loại đá ưng ý và chính xác nhất cho nhà bếp của bạn.
1. Bàn đá Granite (đá hoa cương)
Bàn đá Granite là loại đá tự nhiên rất được ưa chuộng vì chúng có độ bền cao, cấu trúc tinh thể nên độ rắn chắc rất tốt, có khả năng chống ố chống xước. Đá hoa cương giúp cho bạn có thể sử dụng mặt bàn bếp một cách linh hoạt hơn mà không sợ nứt vỡ, ngay cả sử để vật nặng hay thái đồ ăn không còn là nỗi lo khi bạn có thể thực hiện ngay trên mặt bàn đá hoa cương.
Ngoài tính chất vật lý tuyệt vời đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của bàn bếp, đá Granite cũng không khiến gia chủ thất vọng khi chúng đồng thời là 1 loại đá đa sắc, hoa văn phong phú. Mỗi một đường vân, nét vẽ trên bề mặt đá đều riêng biệt không hề trùng lặp. Đặc biệt đường vân của đá luôn mang một phong cách riêng biệt, mạnh mẽ cá tính và luôn mang lại ấn tượng sâu sắc, sang trọng. Bề mặt sáng bóng của đá Hoa cương không dễ bị bám bẩn, nếu trong trường hợp bụi bặm cũng dễ vệ sinh lau chùi.
Hiện nay, đá hoa cương cũng chính là một trong những nguyên liệu phổ biến và được ưa chuộng nhất trong việc ốp mặt bàn bếp. Trong quá trình sử dụng bàn đá hoa cương, để mặt bàn lúc nào cũng bóng đẹp như nguyên bản thì bạn nên tiến hành vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên mặt đá bằng cách sử dụng hóa chất vệ sinh chuyên dụng của đá tự nhiên. Không nên coi nhẹ việc này vì rất nhiều người vệ sinh sai cách sử dụng chất tẩy, dung dịch có chứa axit khiến cho bề mặt đá bị tổn hại thêm thay vì sáng bóng sạch sẽ hơn.
2. Bàn bếp đá tự nhiên – Đá Marble (đá cẩm thạch)
Tương tự như đá granite, đá cẩm thạch cũng là một loại đá có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa chuộng ngày nay cho rất nhiều hạng mục xây dựng. Trong chế tạo mặt bàn nhà bếp, đá cẩm thạch được được sử dụng nguyên tấm lớn, màu sắc theo nhiều người nhận xét chúng rất sang trọng và trang nhã, đường vân phải gọi là tinh tế độc đáo. Nó chính là một cách thể hiện tuyệt vời cho một không gian phòng bếp hoàn hảo mà không kém phần ấm cúng, tiện nghi.
Về công năng, đá cẩm thạch có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp không gian nấu nướng. Tuy nhiên so với đá Granite thì đá cầm thạch có độ cứng không cao bằng. Chính vì thế mà khi sử dụng đá cẩm thạch trong bàn bếp thì gia chủ không nên coi nhẹ công tác vệ sinh, bảo dưỡng đá thường xuyên.
Đá cẩm thạch cũng yêu cầu bảo trì cao hơn so với đá granite nên khi dùng đá cẩm thạch cho bàn bếp nên bảo trì 6 tháng-1 năm/ lần để giữ cho đá vẻ đẹp nguyên bản như ban đầu mà không bị xuống cấp.
3. Đá thạch anh tự nhiên
Đá thạch anh tự nhiên là một nguyên vật liệu tuyệt vời cho bàn bếp. Hàng loạt ưu điểm nổi trội của đá thạch anh tự nhiên những minh chứng cụ thể nhất. Có khả năng làm xước thủy tinh, hỏng lưỡi dao sắc, đá thạch anh tự nhiên cứng nhất trong tất cả các loại đá chỉ sau kim cương. Bàn bếp thạch anh thử thách tất cả những áp lực, cường lực tác động lên chúng, bề mặt chống xước tuyệt đối.
Với khả năng kháng lại được axit, bàn đá thạch anh không bị ảnh hưởng bởi những dung dịch hóa chất thường gặp trong nhà bếp như giấm, chanh, những chất lỏng có màu…
Đá thạch anh tự nhiên được người ta nhận xét là mang vẻ đẹp giống với đá cẩm thạch, vì những màu sắc đường vân của chúng mang đến cho không gian sử dụng sự sang trọng tinh khôi, một không gian tươi mới. Sở hữu bàn đá thạch anh trong nhà không những nâng tầm giá trị ngôi nhà mà còn mang đến một năng lượng từ trường tích cực rất tốt cho sức khỏe con người.
Bề mặt bóng sáng chống trầy xước nên việc bảo trì đá thạch anh cũng rất dễ dàng. Tuy là vật liệu ‘đỉnh cao’ của bàn bếp nhưng hiếm có gia đình sử dụng vì giá thành của chúng rất cao, cao hơn nhiều so với garnite và cẩm thạch. Nên nguyên vật liệu ‘xa xỉ’ này chỉ phù hợp cho những công trình cao cấp lớn, có nguồn vốn đầu tư cao.
4. Đá nhân tạo gốc thạch anh
Ngày nay vì nhu cầu sử dụng đá ốp lát xây dựng đang là xu thế thời đại mới là quá lớn của người tiêu dùng tăng cao trong khi đó trữ lượng đá tự nhiên có hạn, nên ngày nay người ta sản xuất ra đá nhân tạo.
“Ứng cử viên sáng giá” này được tạo thành từ việc pha trộn khoảng 90% bột thạch anh và các loại phụ gia, chúng mô tả lại đường vân và màu sắc của những loại đá tự nhiên nổi tiếng trên thế giới mang lại cho bạn những lựa chọn khá đa dạng cra về màu sắc lẫn đường vân, không hề thua kém bất kỳ loại nguyên vật liệu tự nhiên nào.
Chúng khắc phục được hết những nhược điểm của các loại đá tự nhiên, đá nhân tạo cứng hơn đá cẩm thạch, chúng đa dạng màu sắc hơn thạch anh tự nhiên. Loại đá này được con người tạo ra từ công nghệ nên không tồn tại độ rỗng, rất bền và dễ dàng bảo dưỡng.
Với giá thành hợp lý và mang những ưu thế nổi trội nêu trên thì đá nhân tạo cũng được đưa vào ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
Tuy nhiên trong hạng mục ốp bàn bếp loại đá này ít được ưa chuộng hơn đá tự nhiên vì sau thời gian dài sử dụng chúng dễ bị xước và ám ố hơn đá tự nhiên. Tuy nhiên đây là là sự lựa chọn tốt nhất cho hộ gia đình không có ý định trung thành mãi với một phong cách bàn bếp và ưa thích thay đổi không gian.
Trên đây là 4 loại đá được ưa chuộng trong sử dụng bàn bếp, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn loại đá nào để sử dụng làm bàn bếp trong căn nhà của bạn sẽ tuỳ thuộc vào sở thích, thói quen, khả năng kinh tế của từng gia đình.
Rất hi vọng rằng với thông tin bài viết đưa trên sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn chính xác loại nguyên vật liệu bàn bếp của mình.
Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ càng hơn và muốn tham khảo thêm những loại đá cụ thể thì hãy liên hệ theo số hotline 093 647 8333 của tổng kho đá Hưng Thịnh để biết thêm chi tiết.
XEM THÊM: Các loại đá ốp bếp tại kho Hưng Thịnh
Tổng kho đá Hưng Thịnh :
Kho Lai Xá: Ô số 1, Lô 8, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Kho Kim Chung: Thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
Kho Phan Trọng Tuệ : Km số 2 đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội ( Đối diện nghĩa trang Văn Điển)
Kho Ninh Bình: Cảng Phúc Lộc, Ninh Phúc, Ninh Bình kế bên sông Đáy
Kho Hồ Chí Minh: 595 Lê Văn Khương, Hiệp Thành, Q12, Thành Phố Hồ Chí Minh